CHAT ZALO CHAT FACEBOOK HOTLINE: 070.340.9997

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY

1. Bình Chữa Cháy Xách Tay Bột:

  • Cấu tạo nguyên lý làm việc:

Bình dập (chữa) cháy bằng bột có bình khí đẩy riêng mà nạp khí trực tiếp vào bình bột.

Bình chữa dập (cháy) dạng bột khô là loại bình dập cháy có tính cơ động cao, dùng khí nitơ N2 nạp ở trong bình đẩy bột ra ngoài.Các bình được làm bằng thép chịu áp lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…Cụm van gắn liền nắp đậy, có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng. Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì . Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có. Lăng phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình. ống xifong ngoài có thể cứng hay mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình. Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

  • Đặc điểm khác:

Bột chữa cháy silicom hóa (bột ABC) và khí được đóng kín trong bình nên khó bị ẩm, đóng cục, thời gian bảo quản dài và an toàn.

Nhiệt độ bảo quản từ -10độ C đến 55độ C.

Khi phun áp lực giảm xuống tương đối ổn định, thời gian chữa cháy có hiệu quả tương đối dài.

Bột chữa cháy không độc, vô hại với người, gia súc và môi trường.

  • Phạm vi sử dụng:

Sử dụng an toàn, tin cậy, thao tác đơn giản, dễ kiểm tra, hiệu quả chữa cháy cao.

Với loại bình bột loại ABC dùng để dập hầu hết các loại đám cháy chất rắn, lỏng, khí.

Với loại bình bột BC cũng có thể dập hầu hết các loại đám cháy chất lỏng, khí, tuy nhiên đối với đám cháy chất rắn hiệu quả không cao.

Dập đám cháy thiết bị điện có điện lưới tới 380v.

Không nên bố trí dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị có độ chính xác cao.

Bình phù hợp trong các trường hợp đám cháy dầu mỏ và các chế phẩm sản phẩm dầu mỏ.

  • Bảo quản, kiểm tra:

Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.

Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.

Nếu để ngoài nhà phải có mái che.

Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.

Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại.

Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.

Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.

Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

Kiểm tra vòi, loa phun

  • Sử dụng:

Chuyển bình tới gần địa điểm cháy.

Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZL4). Giật chốt hãm kẹp chì.

Chọn đầu hướng gió hứng lăng phun vào gốc lửa.

Giữ bình ở khoảng cách 4 – 1,5 m tuỳ loại bình.

Bóp van để bột chữa cháy phun ra.

  • Chú ý:

Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).

Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.

Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.

2. Bình Chữa Cháy Xách Tay CO2:

  • Cấu tạo, nguyên lý làm việc:

Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.Thân bình làm bằng thép đúc, hình trụ đứng thường được sơn màu đỏ. Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách. Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài.

Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. Lăng phun bằng kim loại hay cao su, nhựa cứng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Bình thường được sơn màu đỏ. Trên thân bình có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng…Khí CO2 được nén chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt bóp cò là khí CO2 sẽ phun ra dập tắt đám cháy. Nguyên lý làm việc: tự phun.Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.

  • Phạm vi sử dụng, bảo quản kiểm tra:
  • Phạm vi sử dụng:

Bình chữa cháy bằng Dioxit cacbon thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý hoặc thực phẩm vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thêm vật. Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, kém hiệu quả với đám cháy ngoài trời hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí. Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:

CO2 + C = 2CO

CO2 + M = MO + CO

CO là khí độc và rất dễ nổ.

  • Bảo quản:

Để nơi dễ thấy, dễ lấy, nếu để ngoài nhà phải có mái che; tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao. Bình khí đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.

Khi bảo quản nhất thiết không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển bình cần tránh va đập mạnh.

  • Kiểm tra

Phải thường xuyên kiểm tra bình, vặn lại các đai ốc, kiểm tra tránh đ­ường vòi tắc, kẹt van.

Kiểm tra bằng quan sát và cân và so sánh với khối lượng ban đầu.

Tr­ước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải đư­ợc kiểm tra áp suất thuỷ tĩnh. Có thể kiểm tra bằng cách nhúng nư­ớc kiểm tra độ kín của bình.

  • Sử dụng:
  • Cách sử dụng.

Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm. Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt. Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

  • Chú ý

Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp. Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun. Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng. Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp. Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun. Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Nguồn: mepcdesign.vn – Ks Nguyễn Xuân Thanh

Tham gia Group Facebook MEP 3T để kiếm việc làm MEP

https://www.facebook.com/groups/244290783734640

Tham gia Group Facebook MEP 3T để nhận thông báo khi có tài liệu mới được up load:

https://www.facebook.com/groups/1642477349261539

Tham gia các khóa học do Ks Nguyễn Xuân Thanh (Đang công tác tại Tập Đoàn Xây Dựng Hòa Bình) trực tiếp đứng lớp để:

  • Biết được các vấn đề, vướng mắc trong thiết kế & thi công (kinh nghiệm thực tế làm việc của Giảng Viên trong 20 năm)
  • Hiểu và làm cho đúng.
  • Nâng cao trình độ, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Được hướng dẫn cách thức làm việc & triển khai công việc như thế nào cho hiệu quả.
  • Kiếm được việc làm với thu nhập tốt hơn.
  • Hỗ trợ tư vấn về Kỹ Thuật không giới hạn trong quá trình làm việc sau này.
  • Được cung cấp các bản vẽ mẫu để làm Luận Văn Tốt Nghiệp(Đối với Sinh Viên).

Link tham khảo khóa học: https://mepcdesign.vn/

 Chúc các bạn thành Công

CẦN HỖ TRỢ THIẾT KẾ & THI CÔNG MEP(MIỄN PHÍ) XIN ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI & KẾT BẠN ZALO: 0703.409.997