CHAT ZALO CHAT FACEBOOK HOTLINE: 070.340.9997

TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THỂ TÍCH BỂ CHỨA NƯỚC CẤP

BỂ CHỨA NƯỚC PHỤC VỤ CHO CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG SAU:


– Nước dùng cho sinh hoạt (ăn uống, tắm rửa, giặt giũ…) trong các nhà ở, khách sạn, văn phòng, nhà máy…

– Nước dùng để tưới đường, quảng trường, vườn hoa, cây cảnh…

– Nước dùng để rửa xe…

– Nước bù cho bể bơi, tháp giải nhiệt…

– Nước dùng để phục vụ nhu cầu sản xuất cho các nhà máy.

TỔNG HỢP NHU CẦU DÙNG NƯỚC TRONG  KHU VỰC CẦN TÍNH TOÁN


Bước 1: Lựa chọn nhu cầu dùng nước theo mục đích sử dụng.

Tiêu chuẩn dùng nước theo nhu cầu được xác định theo: mục 3.1-TCVN 4513:1988

Bước 2: Xác định số lượng người trong khu vực thiết kế.

   + Căn hộ: Chúng ta xác định số lượng người theo bảng bên dưới:

    + Các không gian khác: Chúng ta xác định số lượng người theo ta xác định mật độ người theo: QCVN 06 : 2022/BXD

Bước 3: Dựa vào bước 1 & 2 chúng ta lập bảng thống kê tổng nhu cầu dùng nước cho khu vực cần tính toán.

TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN BỂ CHỨA NƯỚC


Bể chứa nước cấp nước cho mục đích sinh hoạt, thể tích trữ nước nước được tính toán trữ tối thiểu trong 1 ngày theo : bảng 1.1-TCXD 33:2006, tối đa là 2 ngày theo : mục 9.10-TCXD 33:2006. Các bể chứa nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và nhu cầu khác thì thể tích trữ nước theo yêu cầu công nghệ sản xuất và yêu cầu của Chủ Đầu Tư.

Phụ thuộc vào yêu cầu về áp lực của các thiết bị sử dụng mà bể chứa nước có thể đặt dưới đất hoặc đặt trên cao, chúng ta tiến hành lựa chọn các phương án cấp nước như bên dưới:

 

1. Phương án cấp nước trực tiếp:

Thường được lựa chọn cho các nhà ở thấp tầng, những khu vực mà áp lực nước không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, và tiện nghi sử dụng. Cấp nước gián tiếp được thể như bên dưới  :

     Bể trữ nước mặt đất (bể ngầm) → Bơm Tăng Áp ( Booster pump)Thiết bị tiêu thụ.

Thể tích chứa của bể lúc này tối thiểu là 1 ngày đêm (theo bảng tính toán ở trên Qsh = 146.9 m³/ngày.đêm)

2. Phương án cấp nước gián tiếp:

Thường được lựa chọn cho các nhà cao tầng, sử dụng 1 bể dưới đất và 1 bể trên cao. Các tầng trên cùng(không đủ áp lực) sẽ được cấp nước bằng Bơm Tăng Áp, các tầng phía dưới được cấp nước bằng trọng lực:

     Bể trữ nước mặt đất (bể ngầm) → Bể trên cao → Bơm Tăng Áp & Nước tự chảy do trọng lựcThiết bị tiêu thụ.

a. Tính toán theo Tiêu Chuẩn Nước Ngoài:

Chọn thể tích bể chứa nước dưới đất & bể chứa nước trên cao theo tỉ lệ 2:1 (2 phần chứa nước dưới đất, 1 phần chứa nước trên cao) theo Plumbing Engineering Services Design Guide(UK)

Ví dụ: Như đã đề cập  ở trên nếu Qsh = 146.9 m³/ngày.đêm thì thể tích của bể chứa nước dưới đất sẽ là V = (2/3)x146.9 = 98m³ và thể tích của bể trên cao sẽ là V = (1/3)x146.9 = 49m³

b. Tính toán theo Tiêu Chuẩn Việt Nam:

Thể tích bể chứa nước được tính theo tải đỉnh Qhmax

  • Lưu ý : Thể tích bể theo tính toán ở trên chính là thể tích chứa nước, thể tích bể thực tế sẽ lớn hơn thể tích chứa nước.

 

MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THIẾT KẾ BỂ CHỨA NƯỚC


  • Bể trữ nước phải được thiết kế 2 ngăn (mục đích đảm bảo cấp nước liên tục khi sửa chữa, bảo trì).
  • Các bể chứa nước đặt trên mái nhà phải có thể tích không quá 25m³ theo: mục 8.1-TCVN 4513:1988
  • Thể tích trữ nước của bể nước theo tích toán là thể tích hiệu dụng(Effective Volume), khi chọn thể tích thực tế (thể tích chứa) cần cộng thêm 20%.
  • Vật liệu cấu tạo bể nước là bê tông cốt thép, gạch, tấm kim loại, tấm inox, nhựa…Đáy bể cần có độ dốc không nhỏ hơn 1% về phía ống xả hoặc hố thu cặn (rốn bể). Phải bố trí các ống kỹ thuật & thang leo, các lỗ thăm kỹ thuật  theo : mục 8.13 & 8.14-TCVN 4513:1988
  • Các ống kỹ thuật, thiết bị cần phải bố trí : theo : mục 8.7TCVN 4513:1988.
    • Ống dẫn nước vào bể: Có đặt van khóa và van phao điều chỉnh. Mép trên của ống dẫn phải cách mặt dưới của nắp két từ 100-150 mm.
    • Ống phân phối: Ống phân phối nối vào thành bể và cách tối thiểu đáy bể chứa là 50 mm (kiến nghị là 200 mm để tránh cặn bể vào đường ống phân phối). Có đặt van khóa cho ống phân phối.
    • Ống xả tràn: Đặt ở vị trí cao nhất của mực nước trong bể. Đường kính ống dẫn nước tràn phải bằng hoặc lớn hơn ống dẫn nước vào bể.
    • Ống xả đáy: Nối ở đáy bể và phải có van khóa trước khi kết hợp với ống dẫn nước tràn của bể.
    • Ống đo mực nước hoặc thiết bị báo tín hiệu mực nước (Công tắc mực nước) có kết nối với trạm bơm.
    • Ống cân bằng có van khóa (ống thông nhau giữa 2 ngăn của bể).
  • Bố trí lỗ thăm lên xuống cho bể chứa tại vị trí ống dẫn nước vào bể và ống xả cạn và ống xả tràn.
  • Khoảng không thông thủy giữa mực nước cao nhất trong bể so với đáy nắp bể tối thiểu là 200-300mm theo:  mục 9.17-TCXDVN 33:2006
  • Khi ống xuyên bể đặt trong các vách bê tông phải có các tấm chắn nước(Puddle Flange).

 


CẦN HỖ TRỢ THIẾT KẾ & THI CÔNG MEP(MIỄN PHÍ) XIN ĐỪNG NGẦN NGẠI GỌI & KẾT BẠN ZALO: 0703.409.997

 

Chúc các bạn thành Công!